Quyết liệt chống chuyển giá“Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính đã đưa công tác chống chuyển giá lên thành một nhiệm vụ ưu tiên. Giai đoạn tới, cơ quan thuế sẽ quyết liệt hơn trong việc thanh tra kiểm tra chống chuyển giá”, bà Nguyễn Thị Anh, Đại diện Ban Cải cách Hiện đại hoá Tổng cục Thuế.
“Chiêu” lách thuế
Theo
xu thế phát triển của kinh tế thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp mở
rộng phạm vi hoạt động ra nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau, nhằm tận
dụng những lợi thế như nguồn nhiên liệu giá rẻ và phí nhân công thấp… từ
đó hình thành nên những công ty đa quốc gia.
Mục
đích cuối cùng của các doanh nghiệp hầu hết là lợi nhuận. Để đạt mục
đích này có nhiều cách khác nhau như đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,
tăng năng suất lao động, áp dụng các công nghệ tiên tiến, khai thác thị
trường tiêu thụ...
Và
gần đây, một “chiêu thức” mới đã được rất nhiều doanh nghiệp, công ty
đa quốc gia tận dụng để tăng lợi nhuận mà không cần phải tốn kém chi phí
đầu tư, đó là chuyển giá.
Phân
tích bản chất thì chuyển giá là hình thức áp dụng chính sách giá giữa
các bên (ở nhiều quốc gia) có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch
thông thường trên thị trường nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp
của tất cả các bên. Cách thức chuyển giá sẽ dẫn đến tăng số thuế phải
nộp của “đầu mối liên kết” ở nước này, đồng thời giảm thuế số thuế phải
nộp ở nước khác, nhưng rốt cuộc khi tổng hợp chung tất cả các bên thì
vẫn giảm số thuế phải nộp.
Siết chặt quản lý
Để
nâng cao hiệu quả công tác chống chuyển giá, ngày 22/4/2010, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư 66 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
“Thông
tư 66 không chỉ quy định về việc xác định giá trị giao dịch liên kết
của các công ty có quan hệ liên kết ngoài lãnh thổ Việt Nam mà còn áp
dụng cả với những doanh nghiệp có quan hệ liên kết ở nội địa. Bởi tại
Việt Nam đã và vẫn đang áp dụng chính sách ưu đãi thuế, có những đối
tượng sẽ lợi dụng để chuyển ưu đãi sang những doanh nghiệp không được ưu
đãi”, bà Nguyễn Thị Anh, Đại diện Ban Cải cách Hiện đại hoá Tổng cục
Thuế, lưu ý. |
Tuy
nhiên, tại Hội nghị tập huấn về Thông tư 66 vừa được Cục Thuế Hà Nội tổ
chức với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn, hầu hết
các doanh nghiệp cho biết chưa từng đọc hết 1 lượt Thông tư 66.
Tại
đây, bà Nguyễn Thị Anh, Đại diện Ban Cải cách Hiện đại hoá Tổng cục
Thuế cho biết Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính đã đưa công tác chống
chuyển giá lên thành một nhiệm vụ ưu tiên. Giai đoạn tới, cơ quan thuế
sẽ quyết liệt hơn trong việc thanh tra kiểm tra công tác này.
Hầu hết doanh nghiệp tham gia Hội nghị chưađọc hết Thông tư 66.Ảnh: N.M.
Theo
“bật mí” của ông Nguyễn Văn Mơ, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội: Sau khi
có Thông tư 66, Cục Thuế đang tiến hành thanh tra 1 số doanh nghiệp có
hiện tượng chuyển giá để lách thuế.
Được
biết, Hà Nội hiện có khoảng 93.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn,
chưa kể chi nhánh… trong đó, rất nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên
kết (gồm cả liên kết nội địa).
Tập
trung quyết liệt vào việc chống chuyển giá, xác định giá giao dịch thị
trường trong giao dịch liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, ngay từ
quý 4/2010, Cục Thuế Hà Nội sẽ quyết liệt triển khai thanh tra kiểm tra
chống chuyển giá, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
“Các
doanh nghiệp cần tuân thủ chính sách chế độ, đặc biệt là chính sách
thuế, khi xác định giá trị giao dịch liên kết phải phản ánh đúng tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đúng giá của thị
trường. Những đơn vị/doanh nghiệp vi phạm về xác định giá trong giao
dịch liên kết sẽ bị xử lý rất nặng”, ông Mơ khuyến cáo.
Theo Ngọc Mai/eFinance