Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lậpNgày 16/9/2013, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định này quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Theo đó một số nội dung chính
đáng chú ý như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành
chính đối với lĩnh vực kế toán là 2 năm; đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập là
1 năm.
Theo Nghị định thì mức phạt tiền
đã tăng nhiều so với quy định hiện hành. Cụ thể:
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh
vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là
60.000.000 đồng; trong khi mức phạt tối đa 50.000.000 đồng được áp dụng đối với
cá nhân và tối đa đối với tổ chức là 100.000.000 đồng trong lĩnh vực kiểm toán.
Ở một số hành vi vi phạm trong
lĩnh vực kế toán. Nghị định quy định tăng mức phạt tối thiểu đối với các hành
vi vi phạm về chứng từ kế toán.
Cụ thể, với hành vi giả mạo,
khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán
sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu, trước đây mức phạt đối với hành vi này từ 10
- 30 triệu.
Hình phạt bổ sung cho hành vi
này là tịch thu chứng từ kế toán, tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế
toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, hành vi ký chứng từ
kế toán khi chưa đủ nội dung chứng từ, không có thẩm quyền ký hoặc không được
ủy quyền ký sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu, trước đây là từ 2-10 triệu.
Trong lĩnh vực kiểm toán, hành
vi mua chuộc, hối lộ, hay thông đồng với tổ chức kiểm toán nhằm làm sai lệch
kết quả kiểm toán sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối
với hành vi đe dọa, trả thù người kiểm toán hoặc các hành vi cản trở, hạn chế
việc kiểm toán.
Riêng hành vi từ chối hoặc cung
cấp không đầy đủ, chính xác tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiểm toán viên
hoặc tổ chức kiểm toán sẽ bị phạt ở mức cảnh cáo.
Ngoài ra, Nghi định cũng qui
định xử phạt hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính
năm. Cụ thể:
• Phạt
cảnh cáo đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo
cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính
không đầy đủ nội dung theo quy định.
• Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
o Doanh
nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm
thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính chậm hơn so với thời
hạn quy định;
o Doanh
nghiệp, tổ chức không thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán trước khi thực hiện
kiểm toán.
• Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là
đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm không thực hiện
giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định.
Nghị định 105 có hiệu lực từ
ngày 01/12/2013, thay thế các Nghị định 185/2004/NĐ-CP, 39/2011/NĐ-CP.
File đính kèm105_2013_ND-CP_vn.doc