Một số nội dung mới tại thông tư 153 về hóa đơnMột số nội dung mới tại thông tư 153 về hóa đơn
1. Về loại hoá đơn và hình thức hoá đơn:
1.1. Ngoài các loại hoá đơn đã được hướng dẫn tại Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể về:
+ Hoá đơn khác gồm tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
+ Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận
tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, phiếu thu tiền bảo
hiểm…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy
định của pháp luật có liên quan.
1.2. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất khi hàng gửi bán đại
lý.
1.3. Hướng dẫn cụ thể một số trường hợp hoá đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc như:
+ Các trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán;
+ Các trường hợp không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ
ký của người mua, dấu của người bán trừ trường hợp là đơn vị kế toán yêu
cầu phải có đầy đủ nội dung theo quy định.
1.4. Về hoá đơn xuất khẩu
- Trên hoá đơn chỉ cần đảm bảo các tiêu thức nhất định.
- Hoá đơn xuất khẩu nếu dùng một ngôn ngữ thì được sử dụng tiếng Anh.
- Khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường
hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại,
tổ chức, cá nhân được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng.
2. Về tạo hoá đơn tự in:
- Các đối tượng được tạo hoá đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Trong đó khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh;
+ Các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (5) tỷ đồng trở lên tính
theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hoá đơn.
- Các tổ chức kinh doanh khác đáp ứng 5 điều kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC để được tạo hoá đơn tự in.
Trước khi tạo hoá đơn tự in, tổ chức phải ra quyết định áp dụng hoá đơn tự in gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Về tổ chức nhận in hoá đơn:
Tổ chức nhận in hoá đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn
hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm
và không phải xuất bản phẩm).
Tổ chức nhận in hoá đơn phải lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực
tiếp báo cáo về việc nhận in hoá đơn một năm hai lần vào các ngày 20/7
và 20/1.
4. Đối tượng được mua hoá đơn của cơ quan thuế gồm:
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh;
- Doanh nghiệp siêu nhỏ là cơ sở kinh doanh có từ mười (10) lao động trở
xuống. Cơ sở kinh doanh xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng lao
động kê khai với cơ quan thuế khi mua hoá đơn;
- Doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hoá đơn tự in.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn và doanh nghiệp A có mức vốn điều lệ đã thực góp là 7 tỷ đồng
thì doanh nghiệp A không thuộc đối tượng được mua hoá đơn của cơ quan
thuế.
5. Xác định cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ cho việc bán hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh.
- Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã
số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định
thành lập.
- Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn
nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu
hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư
trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi
cư trú).
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho
thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hoá
đơn lẻ.
6. Về ký hiệu để nhận dạng hoá đơn:
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý,
tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký
hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng
giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc
đợt phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ
hoá đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ;
đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hoá đơn...
7. Hướng dẫn cụ thể cách lập một số tiêu thức trên hoá đơn như:
a) Ngày lập hoá đơn đối với hàng hoá, dịch vụ, trong đó hướng dẫn chi
tiết đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ
viễn thông, dịch vụ truyền hình; xây dựng, lắp đặt, kinh doanh bất động
sản; hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; bán xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ; bán
dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến.
b) Đồng tiền ghi trên hoá đơn đối với trường hợp người bán được bán hàng
thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật được ghi bằng nguyên tệ.
8. Về việc người bán uỷ nhiệm cho bên thứ ba lập hoá đơn,
việc uỷ nhiệm phải xác định bằng văn bản giữa bên uỷ nhiệm và bên nhận
uỷ nhiệm. Khi hết thời hạn uỷ nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn uỷ nhiệm
lập hoá đơn, hai bên phải xác định bằng văn bản. Bên uỷ nhiệm và bên
nhận uỷ nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hoá đơn uỷ
nhiệm trong báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý.
9. Trường hợp danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hoá đơn,
người bán có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn hai hình thức:
(i) ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn hoặc (ii) sử dụng bảng kê liệt kê các
loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
10. Đối với hoá đơn đã lập nhưng phát hiện sai sót, Thông tư hướng dẫn cụ thể cách xử lý trong trường hợp:
- Hoá đơn đã lập nhưng chưa giao cho người mua;
- Hoá đơn đã lập và giao cho người mua nhưng nhưng chưa giao hàng hoá,
dịch vụ; hoá đơn đã lập và giao cho người mua nhưng người bán và người
mua chưa khai thuế;
- Hoá đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã khai thuế.
11. Hướng dẫn rõ cách xử lý hoá đơn trong trường hợp không tiếp tục sử dụng, trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn.
12. Về báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn:
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn đối với tổ chức, hộ, cá
nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hoá đơn)
theo quý. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn được gửi cùng hồ sơ khai
thuế GTGT của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
13. Về xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn
thực hiện theo quy định tại các Điều từ Điều 28 đến Điều 35 Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn thực
hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
14. Thông tư hướng dẫn về kiểm tra hoá đơn
tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng
hoá đơn. Việc thanh tra hoá đơn được kết hợp với việc thanh tra chấp
hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế.
15. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện
kiểm kê để xác định hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành đã mua hoặc hoá
đơn do doanh nghiệp đã tự in theo quy định tại Thông tư số
120/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 89/2002/NĐ-CP
còn chưa sử dụng.
Trường hợp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì thực hiện huỷ hoá đơn
và tiến hành tạo hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn mới.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký
hoá đơn tiếp tục sử dụng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (theo mẫu)
để được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/03/2011. Thời hạn gửi đăng ký
chậm nhất là ngày 20/01/2011.
Trường hợp đến hết ngày 31/03/2011, tổ chức, hộ, cá nhân chưa sử dụng
hết hóa đơn thì tổ chức, cá nhân thực hiện hủy hoá đơn theo hướng dẫn
tại Điều 27 Thông tư số 153/2010/TT-BTC.