Tự in hóa đơn lợi - hại ra sao?Việc cơ quan thuế trao cho doanh nghiệp quyền tự in hóa đơn là một cải cách lớn về mặt tư duy quản lý nhà nước. Tự in hóa đơn giúp doanh nghiệp chủ động hơn về in, phát hành và sử dụng hóa đơn chứng từ đồng thời đặt ra nhiều thách thức về mặt quản lý doanh nghiệp.
Trao đổi với TBKTSG Online bên
lề Hội thảo Cập nhật thuế tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư
vấn thuế Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp, như đối phó với nạn hóa
đơn giả, trong khi hiện nay nhiều doanh nghiệp, đã tiến hành các thủ tục
tự in và phát hành hóa đơn trước thời hạn Nghị định 51 có hiệu lực vào
ngày 1-1-2011.
TBKTSG Online: Thưa bà, vừa qua nhiều ý kiến cho rằng nghị định 51 có hiệu lực sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí và quản lý cho doanh nghiệp?
-
Doanh nghiệp cần hiểu bất kỳ thuận lợi nào thì cũng đi kèm các thách
thức. Thuận lợi của việc doanh nghiệp tự in hóa đơn thì ai cũng rõ, bên
cạnh đó, họ cũng cần những bước chuẩn bị kỹ càng. Như chỉ riêng tự tạo
nên logo, ký hiệu riêng cho mẫu hóa đơn cũng có nhiều chuyện để nói.
Bên
cạnh mặt thuận lợi như giảm thiểu tình trạng gian lận hóa đơn trước đây
khi người ta mua hóa đơn của cơ quan thuế để cho tên của đơn vị mình
vào để lập chứng từ khống, vì đã có chính thông tin đặc trưng của doanh
nghiệp trên ấy. Ví dụ logo của doanh nghiệp thép không thể lấy của ngành
điện hay bưu chính để đặt vào. Nhưng sẽ có tình trạng như doanh nghiệp
thép trong kinh doanh mua bán với đơn vị xây dựng, đơn vị này có thể
muốn lập chứng từ khống, và câu kết với chính nội bộ doanh nghiệp thép
để in hóa đơn bất hợp pháp. Nếu quản lý doanh nghiệp không tốt thì sẽ
tạo cơ hội cho những hành vi loại này.
Giải pháp nào cho tình trạng trên, thưa bà?
Theo
tôi doanh nghiệp trước mắt phải xác định mình thuộc đối tượng nào khi
tự in hóa đơn và quản lý chặt trong toàn bộ quy trình từ khâu thiết kế
cho đến thông báo phát hành và sử dụng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến doanh
nghiệp tự in hóa đơn và đủ điều kiện tự in hóa đơn, cần xem năng lực
mình đã quản lý hóa đơn tự in được chưa. Nói thẳng ra là quản lý con
người vì hóa đơn cũng giống như tiền, quản lý hóa đơn thì phải chặt như
quản lý nguồn tiền.
Trong
quyết định tự in hóa đơn phải quy định hết sức rõ ràng, phân cấp từng
bộ phận một để quản lý từng khâu từ khâu bán hàng cho đến bộ phận kế
toán... để đảm bảo chỉ có 1 bản gốc thôi chứ kg có bản thứ 2, thứ 3, rất
nguy hiểm. Còn nếu doanh nghiệp xét thấy đủ điều kiện nhưng khả năng
chưa quản lý tốt thì có thể đặt in, vì có các chỉ số về kỹ thuật và an
toàn bảo mật cao. Các đơn vị in chuyên nghiệp có các giấy in, kỹ thuật
in chìm, thậm chí có thể đăng ký tem, mã chống hàng giả do Bộ Công an
cấp.
Người mua hàng lo ngại về hóa đơn giả, trước đây có cơ quan thuế trực
tiếp quản lý còn nhan nhản nay sẽ như “nấm sau mưa” khi có đến vài trăm
ngàn doanh nghiệp, chưa kể các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tự phát hành hóa
đơn?
Vấn
đề là cơ quan thuế phải quản lý được các thông báo phát hành hóa đơn
của các doanh nghiệp, sau đó, họ (cơ quan thuế) sẽ tổng hợp để đưa lên
website Tổng cục thuế. Đó là nguồn thông tin chính thức về hóa đơn của
doanh nghiệp trên toàn quốc để người mua hàng có thể tìm hiểu thực hư về
đối tác của mình.
Theo
tôi, vấn đề là nếu cứ tiếp tục sợ gian lận thì không bao giờ làm được.
Trao quyền tự in hóa đơn thực tế là một bước tiến về mặt cơ chế quản lý
nhà nước. Quan trọng là doanh nghiệp phải làm sao để người khác không sử
dụng hóa đơn của mình.
- Xin cảm ơn bà.
(Theo Thesaigontimes.vn)