Triển khai Nghị định 51: Cần có Trung tâm Trao đổi Dữ liệu điện tửTuy nhiên, trước thực tế Thông tư 153 vẫn chưa cung cấp được các hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng các hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử, và Bộ Tài chính cho biết sẽ ban hành các thông tư riêng để hướng dẫn các vấn đề còn tồn đọng, EuroCham e ngại việc có quá nhiều thông tư hướng dẫn về quản lý hóa đơn sẽ dẫn tới hệ luỵ áp dụng chồng chéo và hiểu lầm không mong muốn.
Cũng theo EuroCham, Chính phủ cần cho phép sử dụng dữ
liệu điện tử trong nhiều giao dịch thương mại chuẩn, quan trọng nhất là
đơn đặt hàng và hóa đơn. Dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý
cho thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự
kê khai, quyết toán thuế.
Một vấn đề đáng lưu ý, đối với nhiều quốc gia trên
thế giới, một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai
hoá đơn điện tử là Trung tâm Trao đổi Dữ liệu điện tử (EDI) Quốc
gia, nơi sẽ cho phép tất cả các công ty, bất kể quy mô và bí quyết công
nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo định dạng điện tử; và Chính phủ
có thể quản lý một cách dễ dàng, hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có Trung tâm EDI như vậy.
EuroCham khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên định
hướng thành lập hạ tầng cho Trung tâm Trao đổi Dữ liệu điện tử quốc gia
bao gồm cả việc lắp đặt kỹ thuật, thiết lập tiêu chuẩn và quản trị.
Sau khi chính thức vận hành Trung tâm EDI, những lợi ích của hoá đơn hiện tử sẽ được hiện thực hoá.
(Theo Tanet)